Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

NGUỒN GỐC TÊN GỌI CÀ CUỐNG TẠI VIỆT NAM


Trong cuốn Thương nhớ mười hai, nhà văn Vũ Bằng kể:
Tục truyền rằng Triệu Đà là người đầu tiên ở nước ta ăn cơm với con cà cuống. Thấy thơm một cách lạ lùng, ông ta gửi dâng vua Hán một mớ và gọi là quế đố nghĩa là con sâu cây quế.

Vua Hán nếm thử thì nhận rằng nó giống mùi quế thực, khen ngon và phân phát cho quần thần mỗi người một con. Bất ngờ, trong đám có một ông lắm chuyện lại tâu rằng : "Đó không phải là con sâu sống trong cây quế (quế đố), mà chỉ là một con sâu sống dưới nước" (thủy đố).

Vua mới phán rằng: "Thử nãi Đà chi cuống dã" (Đó là lời nói láo của Đà). Dần dần chữ Đà Cuống đọc chệch ra thành Cà Cuống.
Nó còn có một tên nữa là long sắt nghĩa là "rận rồng".

THƠ VỀ CÀ CUỐNG

Món được chế biến tại  nhà hàng Cambodia
Trăm loài thủy tộc ganh nhau
Khôn ngoan mấy,
Cũng thua đầu bếp hay!
"Chết đến đít vẫn còn cay"
Hoan hô cà cuống!
Chuyến này,
Đã khôn!!!

..................................................................
Ngày xưa bé tí mặt nhọ nhem
Anh đi bắt cá chạy theo xem
Bắt được cà cuống đem đi nướng
Ăn thấy cay cay , cũng hay hay

Nguồn: Sưu tầm

TRUYỆN CƯỜI: CÀ CUỐNG ĐƯA CHO NGƯỜI TỊT MŨI


Xưa có một người đã phải cái tật tịt mũi lại còn cái tính ngồi đâu thấy ai nói gì là nói theo. Một hôm đang khi ăn uống đông đúc, có người đưa mắm tôm chanh cho anh ta và hỏi:
- Ăn có thơm không? Anh ta đáp theo:
- Thơm lắm! Nó phảng phất như mùi hương trầm.
Một chốc, người kia lại đưa nước mắm cà cuống cho anh ta và cũng hỏi:
- Ăn có thối không? Anh ta cũng đáp theo rằng:
- Thối lắm! Nó thum thủm như mùi chuột chết. Cả bàn nghe nói, cười ầm.
Vì chuyện này, mới có câu: "Cà cuống đưa cho người tịt mũi".

Nguồn: Sưu tầm

CÀ CUỐNG - MỘT THOÁNG NGHI NGỜ

(Trích đoạn trong: "Một thoáng nghi ngờ" của Đoàn Quốc Bảo)

Khách khứa họ hàng phân ngôi chủ khách nhập tiệc...Tất cả thực khách hầu như đã an vị, nhưng chưa có ai cầm đũa, họ như đang chờ đợi một cái gì nghiêm trọng lắm...Lúc này, từ dưới bếp, các bà nội trợ mới bưng những chén mắm tôm chanh ớt đánh sủi bọt, những chén nước mắm ớt, những đĩa củ cải khô ngâm gừng phân chia đến từng mâm...Thực khách như vẫn chờ vẫn đợi thì bà chị tôi, người phụ nữ giỏi dang có tiếng về gia chánh trong họ, cầm lọ cà cuống từ nhà trên xuống, thực khách như không ai bảo ai mà cùng một lúc reo hò như vỡ chợ :"Nó đây rồi" , "có thế chứ !" và kèm theo một vài câu bí quyết : "Ăn bún thang cả làng đòi cà cuống" , lại còn xổ nho : "Phi cà cuống bất thành thang cuốn " v.v.. Trong đầu tôi nẩy ra một sự so sánh ngộ nghĩnh : tôi ví lọ cà cuống nhưmột cô dâu ra chào hai họ trước khi về nhà chồng, những chén mắm tôm, chén nước mắm, đĩa củ cải dầm là phù dâu phù rể, không khí trong gia đình vui tươi chẳng khác nào một đám cưới.

Lọ cà cuống chỉ nhỏ bằng ngón tay út, như lọ dầu Nhị Thiên Ðường, bên trong chứa một loại "dung dịch" trong suốt : Ðó là tinh dầu lấy ra từ con cà cuống. Chị tôi trịnh trọng mở nút lọ, đi đến từng mâm cỗ, trước hết là mâm của các bậc trưởng thượng, chị cắm một cái tăm vào lọ cà cuống rồi nhúng ngay vào chén nước mắm quậy đều, ai ngồi gần thì đỡ lấy que tăm khoắng tiếp vì chị còn phải đi đến nhiều mâm khác , cứ mỗi chén nước chấm là một cây tăm, không hơn không kém. Giả sử có ai nở nụ cười cầu tài hay buông lời nịnh hót để được thêm chút hương nồng qúy báu này ,thì tôi dám khẳng định là qúy vị lầm to, đừng hòng chị tôi ban phát cho cái tăm thứ hai. Chỉ trong khoảnh khắc, suốt từ phòng trong ra đến phòng ngoài, mùi nước mắm cà cuống thơm lừng hấp dẫn đã như mời mọc mọi người khai tiệc với món cuốn , một món ăn chơi của bữa cỗ mồng ba...
Khi trong các mâm đã mất đi gần hết những mầu sắc của lúc ban đầu nhập tiệc gây ra bởi "sự chí thú làm ăn " của thực khách, mẹ tôi tỏ ra hài lòng vì món cuốn vừa miệng người ăn, gọi vọng vào trong nhà bếp :"Các cô cho tiếp món thang lên là vừa" ! Cha tôi tiếp lời mẹ tôi với giọng khôi hài :"Giờ thì xin rước quan viên tám họ leo thang cho"! Những chuỗi cười vỡ ra chưa hết thì các bà các cô đã khệ nệ bưng lên từng khay đựng những bát bún thang nghi ngút khói phân phối đi từng mâm .Cô quản cà cuống tay lọ, tay tăm, lại tái xuất hiện để mỗi bát bún thang nhận một chút"mê hồn hương". Riêng những chén mắm tôm chanh ớt đánh sủi bọt, vì có vị nồng cao, nên được cô quản ban cho hai cây..
Thế đấy .. hương cà cuống tính bằng đầu tăm .. quả là quí hơn cả vàng.cà cuống trống mới phát sinh ra được cái giọt hương thơm tinh tuý quí báu này là hai .. để làm gì bạn biết không .. để quyến rũ các cô các bà .. cà cuống đấy .. không quí sao được cơ chứ !
Nguồn: Sưu tầm